Tân Hoa Xã đưa tin, những ngôi mộ này được phát hiện lần đầu tiên vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 năm 2024, có niên đại trải dài hơn 2.100 năm.
Bốn ngôi mộ có niên đại từ thời nhà Hán, từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên, tám ngôi mộ có niên đại từ thời nhà Tấn và Nam Triều từ năm 265-589 sau Công nguyên và 15 ngôi mộ có niên đại từ thời nhà Đường, từ năm 618-907 sau Công nguyên.
Hơn 120 ngôi mộ có niên đại từ thời nhà Minh và nhà Thanh, cai trị Trung Quốc từ năm 1368 sau Công nguyên đến năm 1911 sau Công nguyên.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra 48 bia mộ từ thời Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949) – chính thể cộng hòa hiện đại đầu tiên của Trung Quốc thay thế nhà Thanh, triều đại cuối cùng của Trung Quốc và kết thúc trên 2.000 năm chế độ phong kiến.
Hầu hết các ngôi mộ, đặc biệt là từ thời nhà Minh và nhà Thanh, đều tuân theo một mô hình khoảng cách nhất quán, cho thấy toàn bộ địa điểm này là một phần của nghĩa trang được tổ chức và quy hoạch tốt.
Các địa điểm chôn cất có tổ chức được sử dụng trong nhiều thời đại là những ghi chép quý giá về quá khứ của loài người.
Các nhà khảo cổ tiến hành khai quật tại các địa điểm chôn cất như vậy trên khắp thế giới nhận thấy rằng, chúng bảo tồn văn hóa vật chất tốt hơn nhiều so với các loại địa điểm khảo cổ khác.
Ví dụ, gần 200 đồ gốm cũng như đồ trang trí bằng sứ, đồng, ngọc bích và hạt cườm cũng được phát hiện tại địa điểm khai quật mới nhất trải rộng khoảng 1.300 mét vuông.
Những di vật này có thể tiết lộ thông tin quan trọng về những thay đổi định hướng xã hội, chính trị, kinh tế và tư tưởng trong quá khứ của Trung Quốc qua nhiều năm.
Các cuộc khai quật được tiến hành tại sở thú kể từ khi xây dựng vào năm 1956, các nhà nghiên cứu đã khai quật được gần 500 ngôi mộ cổ tại hơn 30 địa điểm tại khu vực này.
Những phát hiện chính cho đến nay bao gồm một ngôi mộ dài 10 mét gần như nguyên vẹn từ thời Đông Tấn (317-420 sau Công nguyên). Các nhà nghiên cứu coi đây là ngôi mộ lớn nhất và được bảo quản tốt nhất từ thời kỳ này cho đến nay.
Một ngôi mộ nhỏ hơn thời Nam Triều cũng khá nổi bật, là nơi chôn cất chung quan trọng của một cặp vợ chồng chưa xác định được danh tính.
Các nhà nghiên cứu cho biết, điều nổi bật nhất là các ngôi mộ mới khai quật được phân bố rất dày đặc.
Những phát hiện chính bao gồm một ngôi mộ gần như nguyên vẹn từ thời Đông Tấn và một ngôi mộ được bảo quản tốt từ thời Nam Triều.
Các nhà nghiên cứu hy vọng khám phá quý giá này sẽ giúp hiểu rõ hơn về công nghệ xây dựng trong thời kỳ Nam Triều và thời Tấn.
Các nghiên cứu sâu hơn về hai ngôi mộ quan trọng được khai quật trong cuộc khai quật khảo cổ mới nhất có thể giúp làm sáng tỏ các phong tục tang lễ trong thời kỳ Lục Triều ở Quảng Châu.