Tổng cộng, các đoàn thể thao Đông Nam Á đã giành tổng cộng 16 huy chương tại Olympic Paris 2024, trong đó có 5 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 8 huy chương đồng. Thành tích này tốt hơn tại Thế vận hội 2020 (3 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 6 huy chương đồng).
Philippines (2 huy chương vàng, 2 huy chương đồng)
Đoàn thể thao Philippines đã thi đấu thành công tại Paris với việc giành 2 tấm huy chương vàng, đều thuộc về Carlos Yulo ở môn thể dục dụng cụ (nội dung nhảy chống và toàn năng).
Để chứng minh rằng kích thước không quan trọng, thành tích tốt nhất của Philippines tại Olympic là nhờ những vận động viên có chiều cao dưới 1,6m.
Trong khi đó, các võ sĩ quyền Anh (boxing) Aira Villegas và Nesthy Petecio giành huy chương đồng. Boxing vốn là môn thế mạnh của Philippines nên việc họ giành huy chương Olympic không có gì bất ngờ. Trong khi đó, việc giành huy chương vàng với môn thể dục dụng cụ báo hiệu tương lai tươi sáng cho quốc gia ở những Thế vận hội sau.
Ngoài Carlos Yulo, tuyển thể dục dụng cụ Philippines cũng chiêu mộ nhiều tài năng sinh ra ở nước ngoài như Emma Malabuyo, Aleah Finnegan và Levi Jung-Ruivivar về thi đấu.
Indonesia (2 huy chương vàng, 1 huy chương đồng)
Olympic Paris 2024 đánh dấu lần đầu tiên Indonesia giành huy chương vàng Olympic ngoài môn cầu lông. Sau khi những ngôi sao như Jonatan Christie và Anthony Ginting bất ngờ bị loại ở vòng bảng, vận động viên leo núi thể thao Veddriq Leonardo đã giành huy chương vàng tốc độ nam với thành tích 4,75 giây.
Vận động viên cử tạ Rizki Juniansyah giành thêm một huy chương vàng nữa, trong khi Gregoria Tunjung tiếp tục duy trì lịch sử cầu lông phong phú của đất nước mình với huy chương đồng đơn nữ.
Tấm huy chương vàng leo núi – môn thể thao lần đầu tiên xuất hiện tại Olympic Tokyo 2020 – có thể là bài học cho các vận động viên trong khu vực, những người có thể gặp khó khăn hơn với một số môn thể thao truyền thống đòi hỏi cơ sở hạ tầng và nguồn lực cao.
Thái Lan (1 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, 2 huy chương đồng)
Võ sĩ Panipak Wongpattanakit vẫn giữ được huy chương vàng ở nội dung taekwondo dưới 49kg. Ngoài ra, thể thao Thái Lan vẫn giữa được vị thế ở môn cử tạ với 2 tấm huy chương bạc (Theerapong Silachai và Weeraphon Wichuma) và một huy chương đồng (Surodchana Khambao).
Ba năm trước, Thái Lan đã bị cấm cử vận động viên cử tạ đến Thế vận hội Tokyo do nhiều lần vi phạm doping.
Bên cạnh đó, Thái Lan còn có vận động viên giành huy chương ở môn boxng, cầu lông – 2 môn cơ bản tại Olympic.
Malaysia (2 huy chương đồng)
Malaysia vẫn chưa có huy chương vàng tại Olympic, nhưng họ vẫn cho thấy sức mạnh ở môn cầu lông với 2 tấm huy chương đồng ở nội dung đơn nam (Lee Zii Jia) và đôi nam (Aaron Chia và Soh Wooi Yik).
Lee đã rời đội tuyển quốc gia theo cách gây tranh cãi vào năm 2022 và truyền thông Malaysia đã lưu ý rằng, vị trí trên bục vinh quang của anh cho thấy đội tuyển quốc gia và các cầu thủ độc lập có thể hoạt động đồng thời để đạt được kết quả.
Pearly Tan và Thinaah Muralitharan, người về thứ 4 ở nội dung đôi nữ cầu lông, đã chịu thất bại cay đắng. Trong khi đó, vận động viên cử tạ Aniq Kasdan đã trượt huy chương đồng chỉ vì thiếu thua đối thủ 1kg.
Singapore (1 huy chương đồng)
Singapore là đoàn thể thao thứ 5 ở Đông Nam Á giành huy chương Olympic 2024, với tấm huy chương đồng của Maximilian Maeder ở môn lướt sóng, nội dung đua diều.
Maeder vốn là đương kim vô địch thế giới, đã dẫn đầu trong phần lớn thời gian thi đấu, nhưng cuối cùng chỉ đứng vị trí thứ 3 chung cuộc.
Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Lào, Brunei và Timor Leste là những đoàn vận động viên tại Đông Nam Á không giành được huy chương nào tại Olympic Paris 2024. Với Thể thao Việt Nam, đây là Thế vân hội thứ 2 liên tiếp đoàn không có tên trên bảng tổng sắp huy chương, thành tích giậm chân tại chỗ.