Bảo tàng gốm sứ với những hiện vật đặc biệt nhất Việt Nam

Bức phù điêu 99 m, đèn chùm 1 tấn, dàn nhạc cụ, là những tác
phẩm sứ kỷ lục mà Minh Long chế tác suốt 20 năm,
gửi kỳ vọng lưu giữ di sản văn hóa Việt.

Năm 1961, ông Lý Ngọc Minh khi đó mới tròn 12 tuổi đã lần đầu được dự triển lãm các dòng sứ cao cấp thay vì sự thô kệch của các lò gốm trong làng. Một ước mơ thắp lên trong ông: kế
thừa truyền thống để tạo cuộc cách mạng với ngành sứ.

Ông Lý Ngọc Minh (giữa) cùng đội ngũ.

Ông vùi mình trong “phòng thí nghiệm” vài mét vuông, xây nhà máy từ tranh tre, dần gây dựng Minh Long thành hãng gốm sứ với kỹ thuật tầm thế giới. Hoài bão của ông không chỉ dừng
ở kinh doanh. Trong tâm thức của người Nghệ nhân nhân dân, gốm sứ như một “sứ giả” của văn hóa, kể câu chuyện nét đẹp xứ Việt cho đời sau, lan tỏa khắp bốn miền và cả thế giới.
Tầm nhìn này đưa ông đến một hành trình kéo dài hơn hai thập niên: xây dựng bảo tàng gốm sứ Minh Long với những hiện vật đặc biệt nhất.

Sau 20 năm tạo dựng, đầu năm 2025, Minh Long tổ chức lễ khánh thành, giới thiệu về công trình đến người yêu gốm sứ. Trong tổng khuôn viên khoảng 120.000 m2, bảo tàng chia thành 5
không gian, trưng bày các sản phẩm độc bản lần đầu tiên được Minh Long chế tác và giới thiệu, lưu lại hành trình dòng họ Lý hơn 100 năm.

“Mỗi tác phẩm kết hợp kỹ thuật – nghệ thuật – mỹ thuật – văn hóa,
là câu chuyện sống động về tinh thần sáng tạo, ẩn chứa triết lý
nhân sinh của một người suốt đời đam mê gốm sứ cùng đội ngũ”

Ông Lý Ngọc Minh giới thiệu về không gian bảo tàng.

Tất cả sản phẩm đều chế tác bằng kỹ thuật hiện đại nhất: nung một lần ở nhiệt độ 1.380 độ C theo tiêu chuẩn Châu Âu, kích thước lớn nhưng đúc liền khối thay vì ráp từng mảnh, nung
ra các màu sắc khó nhất như đỏ son, xanh vua (king blue).

Cảnh quan từ ngoài vào trong được tổng công trình sư Lý Ngọc Minh sắp xếp có chủ ý, mà theo lời ông mô tả là “hợp tình hợp lý”.

Bên ngoài bảo tàng tạo dấu ấn với hồ nước, nằm giữa là Chén ngọc đường kính 4,5 m đúc liền khối thay vì ráp từ hai mảnh, chứa đến 30 m3 nước. Công trình tạo hài hòa trong bố cục tổng thể, chứa nhiều ngụ ý về văn hóa nguồn cội, mượn truyền thuyết con rồng cháu tiên.

Bức tường lớn chạy dọc bảo tàng, được thiết kế thành hai bức tranh phù điêu cao 9 m, dài 99 m, ghi lại lịch sử và đời sống nghìn năm dân tộc Việt. Ông Lý Huy Sáng – Tổng giám đốc
Minh Long cho biết bức phù điêu như thước phim tua chậm về dân tộc, đất nước, phù hợp triết lý gìn giữ nghìn câu chuyện mà công ty theo đuổi hàng chục năm nay. Từng hình ảnh người
dân sinh hoạt, khai hoang bờ cõi, trạng nguyên bái tổ… khai thác truyền thuyết dân gian cũng như nét văn hóa đặc trưng dân tộc.

Thay vì ráp từng mảnh sứ, mỗi chi tiết đều là bức tượng nguyên vẹn, đúc riêng biệt rồi ghép lại hài hòa trong bức tranh lớn. Điểm đặc biệt, bức tranh lớn nhưng không lộ ra vết ráp,
đường nối, đòi hỏi kỹ thuật chính xác của người nghệ nhân từ khâu tạo hình đến đúc tượng, hoàn thiện. 20 năm qua, bức tường không ít lần bị lột bỏ, đúc lại từng bức tượng, ráp lại
từ đầu để đạt tính hoàn thiện cao nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *